Sự tích cái tem Made in Vietnam

20/08/2020

-

Hoàng Quân

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Tại sao hàng Mỹ mà lại Made in Vietnam?

Tại sao cùng là Made in Vietnam mà lại có cái xịn, có cái dỏm?

Làm thế nào để mua được hàng Mỹ chính hãng?

Giữa một thị trường vàng thau lẫn lộn về chất lượng, thương lái cậy tiếng Việt giàu đẹp nên làm thơ che mắt khách hàng. Chuyentactical biết không chỉ bạn mà còn rất nhiều người đang còn vô số nghi vấn về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, nhất là hàng may mặc. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu để trở thành một người tiêu dùng thông thái bạn nhé.

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đứng đầu trong ngành gia công may mặc của thế giới nhờ lợi thế chính sách hội nhập rộng mở, các ưu đãi về thuế quan, vận chuyển. Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ, tay nghề khéo léo, cần cù.

Nhắc lại một chút về quá trình hình thành và phát triển. Trước khi thừa hưởng các công nghệ được chuyển giao và làn sóng đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài. Ngành gia công may mặc của thế giới đã hình thành và phát triển mạnh ở Hàn Quốc. Sau một giai đoạn tăng trưởng nóng và chuyển dịch ưu tiên cho các ngành khác trong nền kinh tế. Ngành gia công may mặc của Hàn Quốc đối mặt với tình trạng chi phí nhân công và chi phí sản xuất bị đội lên cao. Ngành công nghiệp này có xu hướng tự động chuyển dịch qua Thanh Đảo, Trung Quốc.

Đến những năm 90 của thế kỷ trước, ngành công nghiệp này bắt đầu đổ về Việt Nam như một bước chuyển biến về giai đoạn tất yếu của Trung Quốc giống như Hàn Quốc trước đó. Và nhờ những lợi thế của Việt Nam đã đề cập ở trên để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.

Sau hơn 20 năm phát triển, Việt Nam đã khẳng định vị thế trong ngành cùng những bước phát triển vượt bậc. Các nhà máy quần áo và balo chủ yếu là của Hàn Quốc, giày dép là của Đài Loan. Phân bố dày đặc trong và ngoài các khu công nghiệp tập trung. Khắp từ Bắc vào Nam.

Các sản phẩm Made in Vietnam càng nổi tiếng trên thế giới thì các nhà máy ở Việt nam càng ăn lên làm ra, mở rộng quy mô và thuê mướn nhân công càng nhiều. Một bộ phận lớn nguồn nhân lực được đào tạo và tiếp thu công nghệ may tiên tiến nhất thế giới. Đây là cơ hội mang tiềm năng lớn cho việc bán rẻ sức lao động trên tầm vĩ mô – Công nghệ thẩm thấu vào nước nhà. Chính những lực lượng lao động này 10 năm sau đã bước ra thành lập nên rất nhiều nhà máy gia công hàng chất lượng cao thuần Việt. Chủ và công nhân đều là người Việt Nam.

Vì vậy, để dễ hiểu, dễ hình dung, và không chỉ riêng ngành may mặc, gia công, mà đối với tất cả các sản phẩm tiêu dùng từ xe hơi, công nghệ, đến gia dụng, máy móc. Chúng ta cần nắm các khái niệm để có thể hình dung được bản chất của việc hình thành và đi đến tay người tiêu dùng của một hàng hóa như sau:

BRAND: Một sản phẩm thương hiệu Mỹ tức là nó được tạo ra ở Mỹ, bởi một đội ngũ những người trong một công ty nào đó. Họ tìm ra, nghiên cứu, phát triển, quản lý chất lượng, bán sản phẩm, thu lợi nhuận trên giá bán của sản phẩm đó và chịu trách nhiệm với khách hàng về chất lượng của sản phẩm.

MADE IN: Ra đời ở đâu và SẢN XUẤT ở đâu là 2 khái niệm khác nhau, sản phẩm đó ra đời bởi người Mỹ nhưng có thể được sản xuất ở Trung Quốc, hoặc Việt Nam, hoặc bất cứ đâu người tạo ra nó muốn đặt hàng gia công. Đơn vị gia công sẽ nhận yêu cầu, ký kết hợp đồng sản xuất, nhập nguyên liệu theo chỉ định của Brand. Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm với công ty Brand. Xuất khẩu lại thành phẩm đã đặt hàng sản xuất chứ không trực tiếp bán cho người tiêu dùng cuối cùng.

Vấn đề cốt lõi mà chúng ta – người tiêu dùng Việt Nam hay hiểu sai chính là vì thị trường tiêu thụ trùng với nơi tiêu thụ sản phẩm, là chính tên của đất nước mình.

Theo như những chia sẻ ở trên, một sản phẩm đạt tiêu chuẩn chính hãng sẽ phải đi theo đúng quy trình từ đơn đặt hàng của Brand tạo ra nó, gia công bởi nhà máy chỉ định đặt hàng, nhập kho lại Brand và được mua từ chính hệ thống phân phối của Brand đó.

Tất cả hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách không chính thống đều có thể đến từ rất nhiều kẽ hở trên dây chuyền sản xuất, tái nhập, tái xuất. Đi kèm đó là vô số khái niệm từ hàn lâm đến tiếng lóng, gây rất nhiều nhầm lẫn và trở ngại cho người tiêu dùng. Ví dụ: hàng xuất khẩu (hàng dư, hàng thanh lý tồn kho, hàng lỗi, hàng không đáp ứng đủ chất lượng, quy cách được cam kết hợp đồng,…), hàng tuồn (hàng nhân công trong nhà máy, kho bãi, đóng gói, vận chuyển ăn cắp), hàng hải quan (hàng bị giữ lại khi thông quan, hàng biếu tặng nhau giữa các đội ngũ quản lý), hàng mẫu (hàng gia công mẫu để kiểm duyệt),…

Rất nhiều khái niệm, nhưng chung quy tất cả đều KHÔNG phải là hàng chính hãng.

Một sản phẩm được gia công tại Việt Nam, nằm trên tay người tiêu dùng Việt Nam, cũng trên chính đất nước Việt Nam, với mức độ tinh vi của thương lái và công nghệ làm hàng giả hiện tại. Chúng ta chỉ có thể tự trang bị kiến thức cho mình để luôn là một người khách hàng thông minh. Bỏ ra số tiền đúng với chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Đối với những sản phẩm dễ bị làm giả hoặc chất lượng chỉ thể hiện rõ qua thời gian, tần suất sử dụng, chúng ta lại càng khó để phân biệt. Lúc đó, Chuyentactical khuyên bạn, không chỉ riêng đối với balo, túi xách, phụ kiện, mà với hầu hết các sản phẩm tiêu dùng, chúng ta nên lựa chọn nhà phân phối, cửa hàng bán lẻ chính thức, có uy tín và thâm niên trên thị trường, phân phối chính ngạch với thông tin nguồn gốc sản phẩm rõ ràng.

Vậy còn balo, phụ kiện và các sản phẩm Tactical trên thị trường Việt Nam hiện nay thì sao?

Mời bạn tham khảo bài viết: “Hàng Việt Nam xuất khẩu và sự giàu đẹp của Tiếng Việt.”

 

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Đăng kí nhận email

Đăng ký tin nhắn để nhận các thông tin
mới nhất từ Chuyentactical

    Giỏ hàng

    Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng!