Xung PWM là gì? Chúng có ảnh hưởng thế nào đến đèn pin?

16/12/2020

-

Hoàng Quân

Đối với những người am hiểu về đèn LED, xung PWM là gì chắc hẳn không phải câu hỏi quá khó để trả lời. Tuy nhiên, với những ai không có quá nhiều kiến thức về loại đèn này, thì khái niệm PWM sẽ là khá xa lạ với họ. Trên thực tế, loại xung này có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hoạt động của đèn LED. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, hãy cùng ChuyenTactical đến với bài viết sau đây nhé.

1. Xung PWM là gì? Làm thế nào để phát hiện ra PWM?

PWM là gì? Xung PWM tên tiếng anh đầy đủ là Pulse Width Modulation. Hiểu đơn giảm thì PWM là phương pháp điều chỉnh điện áp ra tải.

Giải thích nguyên lý hoạt động:

pwm là gì

Hình 1 – Dòng điệp trực tiếp, liên tục

Khi dòng điện chạy qua bóng LED, với điện áp là cố định, dòng điện là liên tục, bóng LED sẽ sáng ở mức sáng cao nhất (hình 1)

pwm là gì

Hình 2 – dòng điện chia thành xung, tổng công suất chỉ còn 50%

Để cho bóng LED sáng ở mức thấp hơn, có hai cách:

  • Một là điều chỉnh dòng điện, cách này tốn kém và phức tạp
  • Hai là điều xung, cách này rẻ hơn, thay vì cho dòng điện chạy liên tục qua bóng LED, ta chia nó thành các xung ngắn, kết quả là lượng ánh sáng do bóng LED phát ra chỉ còn 50% (hình 2)
pwm là gì

Hình 3 – tổng công suất chỉ còn 25%

Nếu muốn bóng LED phát ra 25% so với mức sáng max, thì xung của dòng điện vào sẽ như biểu đồ hình 3

pwm là gì

Hình 4 – Tần số thấp, chất lượng chiếu sáng kém hơn

pwm là gì

Hình 5 – Tần số cao gấp đôi, chất lượng chiếu sáng tốt hơn

Hình số 4 và số 5 sẽ minh hoạ rõ hơn, tổng lượng sáng bóng LED phát ra là như nhau. Hãy để ý vào điểm khác biệt, ở hình 4 tần số thấp, còn hình 5, tần số cao. Điều này có nghĩa là hình 4 tần số thấp đồng nghĩa với chất lượng chiếu sáng kém, còn hình 5 tần số gấp đôi, chất lượng chiếu sáng sẽ nhỉnh hơn

Sự khác biệt giữa đèn pin với tần số xung cao và đèn đểu với tần số xung thấp người thường khó mà nhận biết được. Nhưng đây là điểm lưu ý khi bạn chọn mua đèn.

Đây là một trong những lý do mà một cây đèn pin LED đắt tiền, cao cấp, có thể dùng phương pháp điều chỉnh dòng điện để điều chỉnh mức sáng. Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp PWM để điều chỉnh mức sáng, đèn pin sẽ bị “nháy”. Bạn sẽ cảm giác đèn bị nháy bằng mắt thường nếu mua đèn rẻ tiền, tần số dưới 24 xung/giây.

Để phát hiện ra PWM, bạn chỉ cần chiếu sáng lên bàn tay đang vẫy, sau đấy chụp hình lại. Nếu đèn có bộ điều xung PWM kém sẽ cho hình ảnh sau đây:

pwm là gì

Hình ảnh bàn tay được chiếu sáng bằng đèn pin

Tìm hiểu thêm PWM là gì cũng như cách hoạt động của PWM:

PWM hoạt động như thế nào?

2. Cách phân biệt đèn pin có xung PWM cao và thấp?

Để phân biệt đèn pin có xung PWM cao hay thấp rất đơn giản. Trước tiên bạn bật đèn pin lên, để ở mức sáng thấp nhất. Cầm đèn pin và vẫy tay trước máy ảnh rồi chụp lại.

Nếu đèn Led được điều chỉnh bằng dòng điện sẽ cho bức ảnh vệt sáng liền mạch. Như vậy có thể khẳng định đây là đèn pin xịn.

Nếu đèn có sử dụng xung PWM thấp sẽ cho bức ảnh có vệt sáng đứt nét. Những đèn pin sử dụng xung PWM cao hơn sẽ cho bức ảnh mịn hơn.

pwm

Nếu đèn Led được điều chỉnh bằng dòng điện sẽ cho bức ảnh có vệt sáng liền mạch

3. PWM có ý nghĩa thế nào?

PWM được ứng dụng nhiều trong sản xuất đèn Led, đặc biệt là đèn ô tô. Các bóng đèn trên xe ô tô được đa số các hãng xe sử dụng công nghệ PWM.

Nếu các bóng đèn phía sau ô tô dùng xung PWM có tần số thấp sẽ tạo nên hiệu ứng strobe. Điều này khiến người lái xe đi phía sau cảm thấy mệt mỏi vì lóa mắt. Nếu ứng dụng PWM có tần số cao sẽ giúp đèn ô tô có chất lượng chiếu sáng tốt hơn.

4. Vì sao lại dùng PWM?

Phương pháp sử dụng PWM sẽ giúp điều chỉnh cường độ dòng điện đắt tiền. Tức là dùng PWM sẽ kinh tế hơn, giảm thiểu chi phí sản xuất. Do đó, khách hàng có thể sử dụng loại đèn pin phù hợp, tương ứng với giá thành của nó.

5. Các sản phẩm đèn pin không PWM tại ChuyenTactical

Tại ChuyenTactical, tất cả các sản phẩm đèn pin đều không sử dụng PWM. Do đó, bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm. Dưới đây là một số dòng đèn pin có tại  ChuyenTactical để bạn tham khảo nhé.

phát hiện pwn

ACEBEAM K30 GT là bóng đèn hoàn toàn không sử dụng PWM

5.1 ACEBEAM K30 GT

ACEBEAM K30 GT là đèn pin hoàn toàn không sử dụng PWM. Tuổi thọ của đèn lên đến 50.000 giờ.  K30 GT có hai chế độ hoạt động là POWER và ECO.

Khi ở chế độ POWER, đèn có thể chiếu xa đến 1024 mét và có độ sáng cao nhất là 5500 Im. Nếu bạn sử dụng chế độ ECO, đèn có thể chiếu xa 863 mét và đạt được độ sáng là 3700 Im.

K30 GT có một công tắc duy nhất nên bạn dễ dàng dùng 1 tay để điều khiển mọi chức năng của đèn. Để được ánh sáng tốt nhất, đèn được sử dụng 3 viên pin 18650. Điều đặc biệt là ACEBEAM K30 GT có thể chống nước 2 mét và chống va đập rất tốt.

Hiện tại, ACEBEAM K30 GT có giá là 3.690.000 đồng. Nếu bạn mua thêm pin, dụng cụ sạc sẽ được ưu đãi thêm 15%.

5.2 Đèn Pin Klarus XT11X

Đèn Pin Klarus XT11X nổi trội nhờ ưu điểm siêu nhỏ gọn, siêu sáng, siêu nhẹ. Đèn sử dụng LED CREE XP-L HI V3 không chứa PWM. Do đó, ánh sáng tập trung mạnh, chiếu sáng xa đến 330 mét với độ sáng lên tới 1100 Im.

Klarus XT11X có các tính năng linh hoạt như: kích hoạt nhấp nháy và turbo ngay lập tức. Đồng thời là chức năng nhớ, khóa công tắc trên, chế độ SOS, sạc USB. Ngoài ra đèn còn hiển thị dung lượng pin, hệ thống kiểm soát nhiệt độ thông minh, dễ dàng thay đổi chế độ.

Giá của Klarus XT11X là 2.100.000 đồng. Đây là mức giá phù hợp với một chiếc đèn pin chất lượng.

pulse width modulation

Đèn sử dụng LED CREE XP-L HI V3 không chứa PWM

5.3 Đèn Pin Klarus XT11S

Klarus XT11S là đèn pin tác chiến thế hệ thứ tư. Nổi bật nhờ ưu điểm siêu sáng, siêu nhỏ gọn, siêu nhẹ.

LED CREE XP-L HI V3 không sử dụng PWM, độ sáng tối đa lên đến 1100 Im, có thể chiếu xa 330 mét. Công tắc ở đuôi đèn và bên hông đều dễ sử dụng, kích hoạt ánh sáng ngay lập tức.

Đèn Pin Klarus XT11S có các chức năng linh hoạt. Hoạt động ở 3 chế độ gồm: tác chiến tấn công, tác chiến cổ điển và chế độ dã ngoại.

Giá của sản phẩm khoảng 1.800.000 đồng. Đây là mức phù hợp với kinh tế của nhiều người muốn sở hữu  Klarus XT11S.

ý nghĩa pwm

Klarus XT11S là đèn pin tác chiến thế hệ thứ tư

5.4 Đèn Pin Klarus Mi7 Titanium

Klarus Mi7 Titanium sử dụng Led CREE XP-L HI V3 hoàn toàn không có PWM. Độ sáng tối đa lên đến 700 Lumens, tuổi thọ 50.000 giờ.

Đèn Pin Klarus Mi7 Titanium siêu nhỏ nhẹ, chống mòn, chống xước tuyệt đối. Khả năng kích hoạt độ sáng cao, thấp ngay lập tức, có thể chống nước ở độ sâu 2 mét.

Đèn có chức năng hiển thị dung lượng pin, khóa đèn, bảo vệ điện áp ngược,…Các nút điều khiển bằng thép không gỉ dễ sử dụng, độc đáo. Giá của Đèn Pin Klarus Mi7 Titanium hiện nay khoảng 1.500.000 đồng.

xung pwm là gì

Klarus Mi7 Titanium sử dụng Led CREE XP-L HI V3 không có PWM

5.5 Đèn Pin Klarus Mi7

Klarus Mi7 là loại đèn pin móc khóa siêu nhỏ nhẹ. Bạn có thể mang theo trên người hàng ngày một cách tiện lợi.

LED CREE XP-L HI V3 LED không chứa PWM, có tuổi thọ lên đến 50.000 giờ. Thời gian chiếu sáng tối đa là 67 giờ.

Đèn có khả năng kích hoạt chế độ sáng cao hoặc thấp ngay lập tức. Mạch điều khiển dòng điện không thay đổi do không sử dụng xung PWM.

Chức năng của Klarus Mi7 khá linh hoạt: hiển thị dung lượng pin, chức năng bảo vệ quá xả cho pin. Ngoài ra còn có chức năng khóa đèn, bảo vệ điện áp ngược.

Phân biệt pwn

Klarus Mi7 là loại đèn pin móc khóa siêu nhỏ nhẹ

Tất cả đèn pin tại ChuyenTactical đều được thiết kế tinh tế, phù hợp với từng mục đích của khách hàng. Đặc biệt các sản phẩm không sử dụng công nghệ PWM, do đó đèn có độ sáng tập trung cao.

ChuyenTactical cam kết cung cấp hàng chính hãng, uy tín, chất lượng. Bên cạnh đấy, giá thành hợp lý cùng chế độ bảo hành chuyên nghiệp chắc chắn sẽ làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất.

Hi vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm PWM là gì? Từ đấy nhận biết được đèn pin có sử dụng xung PWM hay không. Chúc bạn lựa chọn được chiếc đèn pin tốt nhất, phù hợp nhất với mình.

Đăng kí nhận email

Đăng ký tin nhắn để nhận các thông tin
mới nhất từ Chuyentactical

    Giỏ hàng

    Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng!