fbpx

Quá trình hình thành và phát triển của đèn pin từ khởi đầu đến hiện đại

23/08/2023

-

Hoàng Quân

Đèn pin là một vật dụng chiếu sáng vô cùng quen thuộc trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống hiện nay. Nhưng có thể bạn không biết, tuy công cụ này rất đơn giản nhưng mãi cho đến cuối thế kỷ thứ XIX nó mới được phát minh. Bởi để có một chiếc đèn pin, nó cần có bóng đèn để phát sáng và pin nuôi nguồn để nguồn sáng đó trở nên di động. Có thể nói, đèn pin là kết quả của quá trình phát triển song hành giữa pin điện và bóng đèn.

Hãy cùng Chuyentactical tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của đèn pin trong bài viết bên dưới. Từ đó hiểu rõ những chiếc đèn pin với độ sáng hàng ngàn lumens mà chúng ta đang cầm trên tay hôm nay đã đi qua những hành trình thú vị nào nhé.

I. Chiếc đèn pin đầu tiên trên thế giới đã ra đời như thế nào?

1. Đèn hồ quang

Đây là chiếc đèn điện đầu tiên của nhân loại, xuất hiện từ đầu những năm 40 của thế kỷ 19 do Dzan Bernar Fuco (người Pháp) sáng chế. Ông cũng là người đặt tên cho chiếc đèn này là đèn hồ quang. Chiếc đèn này hoạt động nhờ sử dụng điện cực than quay thay cho điện cực than tĩnh. Tuy đèn có rất nhiều nhược điểm khi vận hành như:

  • Các điện cực có độ bền kém, cần thay thế liên tục sau một thời gian sử dụng ngắn.
  • Tạo ra các tia nguy hiểm như UV-A, UV-B, UV-C và âm thanh ù khi hoạt động.
  • Ánh sáng nhấp nháy chứ không liên tục.
  • Nhiệt năng toả ra lớn.
Bóng đèn hồ quang đầu tiên trên thế giới

Bóng đèn hồ quang đầu tiên trên thế giới

Tuy nhiên ở thời điểm đó, thời gian hoạt động của chiếc đèn này đã được kéo dài tới mức có ý nghĩa thực tế.

2. Chiếc đèn pin đầu tiên ra đời

Năm 1896, chiếc đèn pin đầu tiên được phát minh bởi David Misell (người Anh). Ông đã tạo ra một chiếc đèn pin hình trụ với thiết kế đặt pin “D” đặt trong một ống bằng giấy, bóng đèn được bố trí ở phía trước nằm bên trong một choá phản xạ bằng đồng. Chiếc đèn đầu tiên này không thể sáng được lâu. Vì vậy chúng được goi là “flash-lights”- thuật ngữ được sử dụng cho đến ngày nay. Chiếc đèn của David Misell sử dụng pin khô là một dạng dung dịch dạng sệt để phân biệt với loại pin ra đời trước đó là pin ướt dùng dung dịch điện phân. David Misell đã nộp đơn đăng ký bằng phát minh vào 12/3/1898.

Năm 1896, chiếc đèn pin đầu tiên được phát minh bởi David Misell (người Anh)

Năm 1896, chiếc đèn pin đầu tiên được phát minh bởi David Misell (người Anh)

Không lâu sau, công ty American Electrical Novelty & Manufacturing Company của Mỹ đã nhận thấy tiềm năng khổng lồ của phát minh này. Ông Conrad Hubert, chủ công ty American Electrical Novelty & Manufacturing Company (hiện nay là Energizer), người trước đó cũng đã có những phát minh ấn tượng trong ngành thiết bị chiếu sáng đã cộng tác cùng David Misell để cùng nhau hoàn thiện chiếc đèn pin thế hệ đầu tiên mang tên Eveready.

chiếc đèn pin đầu tiên

Ông Conrad Hubert, chủ công ty American Electrical Novelty & Manufacturing Company cộng tác cùng David Misell để cùng nhau hoàn thiện chiếc đèn pin thế hệ đầu tiên mang tên Eveready

II. Sự phát triển của đèn pin chiếu sáng

1. Bóng đèn dây tóc

Ngày 17/1/1880, phát minh số 223,898 được cấp cho Thomas Edison về bóng đèn sợi đốt (sợi carbon) đầu tiên trên thế giới. Đến năm 1906, bóng đèn sợi đốt Wolfram được phát minh và nhanh chóng được ứng dụng vào đèn pin. 

Phát minh số 223,898 được cấp cho Thomas Edison về bóng đèn sợi đốt (sợi carbon) đầu tiên trên thế giới

Phát minh số 223,898 được cấp cho Thomas Edison về bóng đèn sợi đốt (sợi carbon) đầu tiên trên thế giới

Cho đến năm 1922, những chiếc đèn pin dạng trụ cầm tay đã trở nên phổ biến, ước tính có đến 10 triệu đèn pin được sử dụng ở Mỹ ở thời điểm đó. Hàng năm có khoảng 20 triệu pin và bóng đèn được bán ra. Ngành công nghiệp sản xuất bóng đèn sợi đốt dùng cho đèn pin và phương tiện giao thông đã trở thành một trong những ngành kinh doanh mũi nhọn của Mỹ.

Bóng đèn dây tóc có cấu tạo bao gồm một sợi đốt bằng kim loại Wolfram được đặt bên trong một bóng đèn bằng thuỷ tinh. Bên trong bóng đèn thường được hút chân không hoặc chứa khí trơ như: Argon, Krypton, Xenon, Halogen,… để tăng tuổi thọ và hiệu suất sử dụng bóng đèn.

Bóng đèn dây tóc được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực từ thời điểm nó được phát minh ra cho đến mãi những năm cuối của thế kỷ XX. Người ta sử dụng bóng đèn dây tóc để chiếu sáng khắp mọi ngõ ngách, trong nhà, nhà máy, công xưởng để sinh hoạt, học tập, làm việc, vui chơi,… 

Những ai thuộc thế hệ 8x, 9x ở Việt Nam chắc vẫn còn nhớ bóng đèn sợi đốt được thắp sáng trong nhà, sưởi ấm chuồng gà, đèn bàn ngồi học bài vừa viết vừa lau mồ hôi trán và chiếc đèn pin vỏ nhôm màu bạc sử dụng pin đại mà gia đình nào cũng có, vào những năm cuối của thế kỷ XX.

Đặc điểm chung của bóng đèn dây tóc là ánh sáng vàng, ấm tự nhiên, toả ra nhiều nhiệt lượng khi sử dụng, độ bền không cao và mức sáng thấp.

Đặc điểm chung của bóng đèn dây tóc là ánh sáng vàng, ấm tự nhiên, toả ra nhiều nhiệt lượng khi sử dụng, độ bền không cao và mức sáng thấp.

Đặc điểm chung của bóng đèn dây tóc là ánh sáng vàng, ấm tự nhiên, toả ra nhiều nhiệt lượng khi sử dụng, độ bền không cao và mức sáng thấp.

2. Công nghệ đèn LED

Công nghệ đèn LED (Light Emitting Diode) vốn đã ra đời từ rất lâu và phát triển qua nhiều giai đoạn. Hiện tượng LED đầu tiên được khám phá vào năm 1907 bởi H.J. Round, một nhà khoa học người Anh. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, LED chỉ phát ra ánh sáng rất yếu, không đủ sáng để có thể sử dụng trong các ứng dụng thực tế.

Công nghệ đèn LED (Light Emitting Diode) vốn đã ra đời từ rất lâu và phát triển qua nhiều giai đoạn

Công nghệ đèn LED (Light Emitting Diode) vốn đã ra đời từ rất lâu và phát triển qua nhiều giai đoạn

Đến năm 1962, Nick Holonyak Jr., một nhà khoa học tại Đại học Illinois, đã phát minh ra đèn LED đầu tiên sử dụng vật liệu GaAsP (Gallium Arsenide Phosphide). Đèn LED này phát ra ánh sáng màu đỏ.

Chiếc đèn pin cầm tay sử dụng bóng LED đầu tiên được phát minh vào năm 2001 bởi công ty Nichia của Nhật Bản. Một số nguồn thông tin khác lại cho rằng đèn pin cầm tay LED đầu tiên là chiếc Mini Maglite LED, được ra mắt vào năm 2000. Tuy cần phải kiểm chứng thêm về thông tin của chiếc đèn pin sử dụng bóng đèn LED đầu tiên, nhưng chúng ta có thể thấy công nghệ này đã có một quãng thời gian chờ đợi rất lâu mới có thể ứng dụng rộng rãi như ngày nay, bởi sự giới hạn về công nghệ của thời đại.

Chiếc đèn pin cầm tay sử dụng bóng LED đầu tiên được phát minh vào năm 2001 bởi công ty Nichia của Nhật Bản

Chiếc đèn pin cầm tay sử dụng bóng LED đầu tiên được phát minh vào năm 2001 bởi công ty Nichia của Nhật Bản

Công nghệ đèn LED đã có những cải tiến đáng kể trên đèn pin cầm tay, mang lại những ưu điểm vượt trội so với các loại đèn sử dụng bóng sợi đốt. Cụ thể là:

  • Tiết kiệm năng lượng: Đèn LED tiêu thụ ít năng lượng hơn, kéo dài thời gian sử dụng của đèn pin và giảm tần suất thay pin.
  • Tuổi thọ cao: Đèn LED có tuổi thọ lâu hơn rất nhiều so với đèn sợi đốt. Thông thường, một bóng đèn LED hiện nay tự tin với thông số hoạt động lên đến 50,000 giờ.
  • Mức sáng cao hơn, chất lượng ánh sáng tốt hơn: Đèn LED cho ánh sáng ở mức cao hơn và chất lượng tái hiện màu sắc vật thể tốt hơn đèn sợi đốt. Đèn LED cũng có thể tuỳ ý sản xuất ra nhiều loại màu sắc ánh sáng khác nhau.
  • Kích thước nhỏ gọn: Công nghệ LED cho phép tạo ra các nhà sản xuất tạo ra đèn pin cầm tay nhỏ gọn, dễ dàng mang theo trong các hoạt động ngoài trời hoặc trong các tình huống khẩn cấp.
  • Khả năng điều chỉnh ánh sáng: Một số đèn pin cầm tay sử dụng công nghệ LED cho phép điều chỉnh độ sáng theo nhu cầu. Người dùng có thể chọn giữa ánh sáng sáng hơn để chiếu sáng xa hoặc ánh sáng yếu hơn để chiếu tầm gần mà không bị chói.
  • Không tỏa nhiệt: Đèn LED không tỏa nhiệt như các loại đèn truyền thống, điều này giúp tránh việc đèn bị nóng khi sử dụng trong thời gian dài.
  • Bền bỉ và chống chịu va đập: Công nghệ LED giúp tạo ra các đèn pin cầm tay bền bỉ và chống va đập, phù hợp cho các hoạt động ngoài trời hoặc trong môi trường khắc nghiệt.
  • Thân thiện với môi trường: Vì tiêu thụ ít năng lượng và có tuổi thọ cao, đèn LED trên đèn pin cầm tay góp phần giảm lượng rác thải điện tử và tiêu thụ năng lượng không cần thiết.
Đèn LED có thể điều chỉnh để tạo ra được nhiều màu sắc khác nhau

Đèn LED có thể điều chỉnh để tạo ra được nhiều màu sắc khác nhau

Tóm lại, công nghệ đèn LED đã mang lại những cải tiến đáng kể cho đèn pin cầm tay, tạo ra những sản phẩm hiệu quả, bền bỉ và tiết kiệm năng lượng, phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

3. Công nghệ đèn LEP

Công nghệ đèn LEP (Laser Excitation Phosphor) hoạt động dựa trên nguyên lý: chiếu 1 tia laser đơn sắc qua tinh thể phốt pho. Nó sẽ tạo ra một nguồn sáng trắng với quang phổ đầy đủ, chiếu thẳng về một hướng và chỉ có một điểm rót duy nhất, không có quầng ngoài. Từ đó hạn chế tối thiểu năng lượng suy hao, giúp ánh sáng vươn xa và có tính định hướng cao.

Công nghệ này đã giải quyết được một vấn đề nan giải mà đèn sử dụng bóng LED không thể làm được. Đó là khả năng chiếu sáng tầm xa ấn tượng bên trong một kích thước tổng thể vô cùng nhỏ gọn.

Công nghệ đèn LEP (Laser Excitation Phosphor) hoạt động dựa trên nguyên lý: chiếu 1 tia laser đơn sắc qua tinh thể phốt pho

Công nghệ đèn LEP (Laser Excitation Phosphor) hoạt động dựa trên nguyên lý: chiếu 1 tia laser đơn sắc qua tinh thể phốt pho

Cụ thể, tầm chiếu xa của một chiếc đèn pin được quyết định bởi cấu tạo của bóng đèn LED và choá phản xạ. Tầm chiếu càng xa, đầu đèn càng lớn. Nó ảnh hưởng đến sự linh hoạt trong quá trình sử dụng, nhất là các hoạt động phải di chuyển ở địa hình khó khăn như tìm kiếm cứu hộ, khám phá hang động, tuần tra biên giới, cứu hộ trên biển. Đây chính là những tình huống mà đèn pin sử dụng công nghệ LEP đặc biệt phát huy tác dụng.

Đèn LEP được có công suất lớn

Nhược điểm của công nghệ đèn LEP so với công nghệ LED là ánh sáng chỉ phát huy ưu điểm ở một số môi trường nhất định. Vì không có quầng toả rộng xung quanh nên nó chỉ thích hợp để dùng ở những nơi không có vật cản, có độ thoáng, rộng. Người dùng cũng khó có thể kiểm soát được mọi thứ trong tầm mắt ở cự ly gần. Bên cạnh đó là giá thành khá cao khiến đèn pin LEP hiện chưa phổ biến.

Có thể nói công nghệ LED sinh ra là để thay thế bóng đèn sợi đốt, nhưng không thể nói công nghệ LEP sẽ thay thế hoàn toàn công nghệ LED. Nó phụ thuộc vào nhu cầu chiếu sáng của mỗi người dùng và mục đích chiếc đèn pin được tạo ra.

III. Sự phát triển đa dạng của các dòng đèn pin chiếu sáng

Bên cạnh sự phát triển của bóng đèn và pin điện thì thiết kế của đèn pin cũng thay đổi rất nhiều theo thời gian nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của người dùng.

1. Đèn pin cầm tay

Đèn pin thiết kế dạng trụ là kiểu thiết kế nguyên bản đã có từ lúc chiếc đèn pin đầu tiên trên thế giới được sáng chế ra. Thiết kế này có cụm chiếu sáng chính gồm bóng đèn được đặt trong choá phản xạ, được bảo vệ bằng một mặt kính, bên trong đó là mạch điện điều khiển, toàn bộ được đặt ở phía trước. Thân đèn dạng trụ là khu vực chứa pin. 

Ưu điểm của thiết kế này là dễ dàng bố trí các bộ phận của đèn một cách gọn gàng, hiệu quả. Người dùng có thể dễ dàng cầm trên tay, thao tác trong thời gian dài mà không hề bị mỏi.

Hiện nay, đây vẫn là thiết kế phổ biến trên hầu hết các loại đèn pin dân dụng.

Đèn pin thiết kế dạng trụ là kiểu thiết kế nguyên bản đã có từ lúc chiếc đèn pin đầu tiên trên thế giới được sáng chế ra

Đèn pin thiết kế dạng trụ là kiểu thiết kế nguyên bản đã có từ lúc chiếc đèn pin đầu tiên trên thế giới được sáng chế ra

2. Đèn pin chiến thuật

Đèn pin chiến thuật có hình dáng tương tự như đèn pin cầm tay thông thường, tuy nhiên nó có có cụm công tắc điều khiển đặt ở đuôi đèn thay vì ở giữa thân đèn. Ngoài ra nó được tích hợp một đầu đèn bằng chất liệu cứng và bền hơn thân đèn, thường là thép, tungsten,… có hình thù góc cạnh. Đây là điểm phải có khả năng chịu được lực tác động, va đập mạnh.

Đèn pin chiến thuật có hình dáng tương tự như đèn pin cầm tay thông thường, tuy nhiên nó có có cụm công tắc điều khiển đặt ở đuôi đèn thay vì ở giữa thân đèn

Đèn pin chiến thuật có hình dáng tương tự như đèn pin cầm tay thông thường, tuy nhiên nó có có cụm công tắc điều khiển đặt ở đuôi đèn thay vì ở giữa thân đèn

Sở dĩ đèn chiến thuật có thiết kế như vậy là để cầm trên tay và thao tác ở tư thế ngược lại so với đèn pin cầm tay thông thường. Khi sử dụng ở tư thế này, người dùng có khả năng tạo ra một lực đối kháng từ cánh tay lớn, thao tác chế độ nháy tự vệ (Strobe) trên đèn pin và tác động bằng đầu đèn. Ưu điểm của đèn pin chiến thuật là có độ sáng cao, hỗ trợ người dùng thao tác nhanh, chính xác, hiệu quả. Tuy nhiên tư thế cầm đèn này buộc người sử dụng phải nâng cánh tay lên, không thích hợp để chiếu sáng trong thời gian dài như đèn pin cầm tay truyền thống.

3. Đèn pin đội đầu

Đèn pin đội đầu là một thiết kế đã có tuổi đời khá lâu. Đây là kiểu đèn pin đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện của nhu cầu chiếu sáng rảnh tay.

Đèn pin đội đầu có cấu tạo gồm một cụm đèn chính được đặt ở phía trước, ngay trên trán của người dùng, cố định bằng dây đeo đầu có khả năng co dãn và một cụm pin. Cụm pin này có thể được thiết kế liền khối với cụm đèn, có thể nằm rời ở phía sau đầu, hoặc nằm ở một vị trí khác.

Đèn pin đội đầu có cấu tạo gồm một cụm đèn chính được đặt ở phía trước, ngay trên trán của người dùng, cố định bằng dây đeo đầu có khả năng co dãn và một cụm pin

Đèn pin đội đầu có cấu tạo gồm một cụm đèn chính được đặt ở phía trước, ngay trên trán của người dùng, cố định bằng dây đeo đầu có khả năng co dãn và một cụm pin

Đèn pin đội đầu mang lại khả năng chiếu sáng rảnh tay cho người dùng. Ánh sáng của đèn pin đội đầu luôn đi theo tầm mắt. Đây là kiểu đèn phù hợp cho các nhu cầu làm việc, sửa chữa kỹ thuật, thám hiểm, chơi thể thao ngoài trời,…

4. Đèn pin xe đạp

Đèn pin xe đạp là loại đèn pin chiếu sáng chuyên phục vụ cho hoạt động đạp xe ban đêm. Kiểu đèn này được thiết kế để gắn lên ghi đông xe đạp, chiếu sáng về phía trước, giúp người đạp xe nhận diện được con người, sự vật, sự việc trong đêm.

Đèn pin xe đạp là loại đèn pin chiếu sáng chuyên phục vụ cho hoạt động đạp xe ban đêm

Đèn pin xe đạp là loại đèn pin chiếu sáng chuyên phục vụ cho hoạt động đạp xe ban đêm

Ngoài ra, đèn pin xe đạp còn có một loại chuyên để phát tín hiệu nhận diện cho các phương tiện khác di chuyển trên đường. Nó phát ra ánh sáng màu đỏ, có nhiều chế độ nháy với các tần số khác nhau và cố định ở cốt yên xe đạp.

5. Đèn pin đa năng

Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện một kiểu đèn pin có thể kết hợp đa dạng tư thế sử dụng nhờ đặt góc chiếu nằm ngang 90 độ so với thân đèn. Kiểu đèn này gọi là đèn gù.

Đèn gù có thể sử dụng linh hoạt nhiều tư thế kể cả khi cầm trên tay chiếu sáng trực tiếp và chiếu sáng rảnh tay. Cụ thể là:

  • Cầm trên tay chiếu sáng phía trước, điều chỉnh hướng sáng bằng cách cử động cổ tay.
  • Đứng trên mặt phẳng để chiếu sáng bàn làm việc.
  • Hít trên bề mặt sắt, thép.
  • Đội đầu.
  • Gắn trên ghi đông xe đạp.
  • Gắn trên balo, túi đeo, túi quần.
Đèn gù có thể sử dụng linh hoạt nhiều tư thế kể cả khi cầm trên tay chiếu sáng trực tiếp và chiếu sáng rảnh tay.

Đèn gù có thể sử dụng linh hoạt nhiều tư thế kể cả khi cầm trên tay chiếu sáng trực tiếp và chiếu sáng rảnh tay.

Đây là một kiểu đèn pin mới được thiết kế và ra mắt gần đây, nhằm hỗ trợ tối đa nhu cầu và trải nghiệm sử dụng của người dùng.

IV. Địa điểm mua đèn pin uy tín ở TP. Hồ Chí Minh

Từ các thông tin phía trên, bạn có thể thấy đèn pin là một vật dụng đã có quá trình hình thành và phát triển rất lâu dài trước khi trở nên phổ biến ngày nay. Hiện tại, chúng ta có vô vàn lựa chọn đèn pin chiếu sáng về: thương hiệu, giá, chủng loại, thiết kế, độ sáng,… đến mức người tiêu dùng như bị lạc vào mê trận thông tin và những lựa chọn.

Để lựa chọn được một chiếc đèn pin có chất lượng tốt và phù hợp với nhu cầu, bạn nên lựa chọn những nơi bán uy tín để nhận được:

  • Các thông tin tư vấn chính xác và chuyên nghiệp.
  • Có đa dạng sản phẩm để so sánh và lựa chọn.
  • Sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
  • Sản phẩm có chế độ bảo hành uy tín, đảm bảo cho bạn yên tâm sử dụng lâu dài.

Chuyentactical là cửa hàng bán lẻ ở TP. Hồ Chí Minh chuyên nhập khẩu các sản phẩm thuộc các lĩnh vực:

  • Balo, túi, quần áo, phụ kiện phong cách Tactical.
  • Dụng cụ đa năng, phụ kiện EDC (everydaycarry).
  • Dụng cụ sinh tồn, cứu hộ, cắm trại.
  • Dụng cụ nấu nướng, ăn uống dã ngoại.
  • Đèn pin chiếu sáng phục vụ cho các hoạt động: chạy bộ, tuần tra, đạp xe, cắm trại, bảo vệ, EDC (sử dụng hằng ngày).

Đến đây, bạn có thể tìm thấy sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng thế giới như:

Các sản phẩm ở Chuyentactical đa dạng thương hiệu, chủng loại, mẫu mã để bạn thoả sức lựa chọn và mua sắm. Chuyentactical cung cấp cho bạn dịch vụ bán hàng chuyên nghiệp, tư vấn tận tình và chế độ hậu mãi, bảo hành chu đáo.

Chuyentactical - Chuyên bán các loại đèn pin cao cấp chính hãng

Chuyentactical – Chuyên bán các loại đèn pin cao cấp chính hãng

Trên đây là bài viết tổng hợp lại quá trình hình thành và phát triển của đèn pin. Hy vọng những chia sẻ này sẽ mang lại giá trị cho bạn đọc.

Chuyên Tactical – Đại lý chuyên đèn pin siêu sáng, balo, phụ kiện dã ngoại cao cấp

Đăng kí nhận email

Đăng ký tin nhắn để nhận các thông tin
mới nhất từ Chuyentactical

    Giỏ hàng

    Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng!